Cà phê Robusta là một trong những loại cà phê nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là trong ngành xuất khẩu. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cà phê, Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu Robusta lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Cùng Review Đắk Lắk khám phá những điểm nổi bật của cà phê Robusta Việt Nam.
Robusta là gì? Đặc điểm cà phê Robusta Việt Nam
Cà phê Robusta (tên khoa học: Coffea canephora) hay tên gọi khác cà phê vối là một loại cà phê được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Đây là một trong hai loài cà phê chính được trồng rộng rãi trên thế giới, bên cạnh cà phê Arabica (Coffea arabica).
Các vùng trồng chính
Cây cà phê Robusta chủ yếu được trồng tại các vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông. Các vùng này có điều kiện khí hậu lý tưởng với nhiệt độ ổn định và độ cao phù hợp, tạo ra hạt cà phê chất lượng cao.
Điều kiện trồng trọt
Robusta thích hợp với môi trường có nhiệt độ từ 22-28°C và lượng mưa phân bổ đều trong năm. Những vùng đất bazan màu mỡ ở Tây Nguyên là nơi lý tưởng cho loại cà phê này phát triển
Hương vị
Cà phê Robusta Việt Nam thường có hương vị mạnh mẽ, đậm đà, với vị đắng đặc trưng và độ axit thấp. Một số loại có thể mang theo mùi đất và hương gỗ, rất thích hợp cho những ai yêu thích cà phê đậm.
Xem thêm: Cà phê Arabica: Vị ngọt ngào của cà phê cao cấp
Quy trình sản xuất và chế biến cà phê Việt Nam
Để đảm bảo chất lượng hạt cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế cần chú trọng khâu trồng trọt đến thu hoạch chế chiến. Ngoài lợi thế khí hậu và đất đai, quy trình chuyên nghiệp giúp cà phê Việt có vị đặc trưng, đậm đà và trở thành sản phẩm xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
Quy trình sản xuất
- Thu hoạch: Hạt cà phê Robusta thường được thu hoạch bằng tay hoặc máy, vào mùa khô (tháng 10 – tháng 12) sau khi quả chín.
- Chế biến: Sau khi thu hoạch, cà phê được đem đi chế biến theo các phương pháp khác nhau. Cà phê Robusta thường được chế biến theo phương pháp khô (cà phê trái còn nguyên vỏ được phơi nắng hoặc sấy khô), giúp giữ được hương vị đặc trưng và độ tươi ngon của hạt.
- Sấy và xay: Sau khi chế biến, cà phê được sấy khô và xay thành bột để sử dụng trong pha chế, hoặc bán dưới dạng hạt nguyên vẹn.
Quy trình chế biến
Nhằm nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao giá trị, hạt Robusta Việt Nam được chế biến theo những phương pháp sau:
- Chế biến khô: Đây là phương pháp chế biến cà phê khô tự nhiên dưới ánh mặt trời. Chế biến giống cà phê Robusta theo phương pháp này sẽ khiến hạt có vị ngọt, ít chưa, thơn nồng.Tuy nhiên phương pháp này phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và thời gian phơi lâu.
- Chế biến bán ướt (honey): Cà phê được làm sạch, tách vỏ một phần, sau đó, hạt cà phê còn lại một phần vỏ nát và chất dịch vỏ cà phê sẽ được lên men và phơi khô hoặc sấy. Phương pháp này phức tạp, nhưng giúp cà phê có thêm tầng hương vị trái cây đậm đà của vỏ cà phê, cùng với đó là vị chua thanh đặc trưng của Robusta. Nhờ đó nâng cao được chất lượng và giá trị của hạt cà phê Robusta trên thị trường thế giới.
- Chế biến ướt: Là phương pháp phức tại nhất nên đòi hỏi người có kỹ thuật chế biến lành nghề. Quả cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng những quả chất lượng và chín đều, loại bỏ những quả sâu và xanh, sau đó được tách vỏ hoàn toàn trước khi mang phơi khô. Sau quá trình lên men kỹ lưỡng, hạt cà phê được mang đem phơi hoặc sấy khô. Nhờ vào quá trình chế biến phức tạp và kỹ lưỡng mà những hạt cà phê đạt nhân chất lượng cao, hương vị thơm ngon, màu sắc và chất lượng đồng đều. Phương pháp chế biến này giúp hạt Robusta đạt giá trị cao trên thị trường cà phê thế giới.
Nhờ vào nhiều quy trình chế biến khác nhau mà cà phê Robusta đa dạng sản phẩm, có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, giúp dễ dàng tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Nhờ đó, giúp nâng cao sản lượng xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê Việt Nam
Giá cà phê Robusta chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Sau đây là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự biến động giá cà phê ở Việt Nam:
- Điều kiện thời tiết và khí hậu: Cũng như nhiều loại nông sản, cây cà phê Robusta cũng chịu phần lớn ảnh hưởng năng suất từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt, cà phê là loại cây nhạy cảm với sự thay đổi về thời tiết và khí hậu. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết cũng làm tăng sâu bệnh và dịch hại, khiến cho cây cà phê giảm năng suất và chất lượng hạt cà phê.
- Sản lượng cà phê trong nước: Cây cà phê chỉ thu hoạch được 1 lần/1 năm nên dễ bị tác động bởi nguồn cung trong nước. Cụ thể, những năm cà phê mất mùa, thiếu nguồn cung nhưng nguồn tiêu thụ vẫn rất lớn thì sẽ khiến giá cà phê tăng cao. Ngược lại, cà phê đạt sản lượng cao, nguồn cung tăng, nguồn tiêu giảm thì sẽ khiến giá cà phê trong nước giảm.
- Chất lượng hạt cà phê: Các phương pháp chế biến cà phê cao cấp sẽ giúp nâng giá trị hạt cà phê hơn so với phương pháp chế biến hạt cà phê truyền thống.
- Thị trường quốc tế: Là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta thứ 2 thế giới, giá cà phê Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ biến động của thị trường thế giới. Giá cafe Robusta Việt Nam bị ảnh hưởng trụ tiếp bởi giá cà phê quốc tế cụ thể là 2 sản giao dịch ICE Futures Europe và sàn London. Ngoài ra, nguồn cung thế giới tăng cao nhưng nguồn tiêu thụ giảm, trong đó, sản lượng của các quốc gia có sản lượng hạt cà phê Robusta lớn như Brazil, Indonesia, Ấn Độ tăng cao cũng làm giảm giá cà phê Việt Nam.
- Chính sách của Nhà nước: Các chính sách trợ giá, hỗ trợ hoặc khuyến khích xuất khẩu cà phê có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá cà phê. Ví dụ, các chính sách khuyến khích xuất khẩu sẽ làm tăng nguồn cung cà phê Robusta rang mộc ra thị trường quốc tế, từ đó làm giảm giá cà phê. Hoặc ngược lại, các chính sách hạn chế xuất khẩu hoặc áp thuế cao sẽ làm giảm nguồn cung và làm tăng giá cà phê.
- Chi phí sản xuất: Cafe Robusta trong thị trường chịu nhiều ảnh hưởng từ chi phí sản xuất như chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công,… Các chi phí sản xuất này tăng cao sẽ khiến giá cà phê tăng bởi người trồng sẽ tăng giá để bù đắp chi phí này.
- Xu hướng tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hưởng lớn đến giá cà phê. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hạt cà phê chất lượng cao từ các phương pháp chế biến như honey hay chế biến ướt, vậy nên giá trị của các hạt cà phê được chế biến theo phương pháp này cũng tăng cao.
Xem thêm: Liệu giá cà phê có tiếp tục tăng cao trong năm tới?
Nhìn rộng ra, giá cà phê biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ môi trường, xã hội, con người,… Không có một yếu tố nào tác động chính hay yếu đến giá cà phê Robusta mà nó cùng đồng vời và song song tác động bởi nhiều yếu tố trên. Vậy “Làm thế nào để có thể nâng cao giá trị hạt Robusta Việt Nam?” luôn là câu hỏi nan giải mà không thể giải quyết ngay được.
Tiềm năng xuất khẩu của cà phê Robusta Việt Nam
Cà phê Robusta luôn có tiềm năng phát triển lớn trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Với vị trí xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, cà phê Việt Nam luôn được người tiêu dùng săn đón. Ngoài ra, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam là những đối tác có nhu cầu cao về cà phê, phải kể đến như EU, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ cà phê sau sản xuất như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê chế biến đặc biệt,.. ngày càng lớn. Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này, đầu tư vào công nghệ chế biến sâu để đáp ứng thị hiếu nổi bật của thị trường thế giới.
Việt Nam cũng đang dần hướng đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua các chứng nhận quốc tế như UTZ, Fair Trade, Rainforest Alliance,… Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng và giá trị cà phê, tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê hữu cơ, cà phê bền vững, giúp nâng cao thương hiệu cafe Robusta trên thị trường quốc tế.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm, quy trình sản xuất cà phê Robusta Việt Nam. Cùng với đó là đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê và tiềm năng xuất khẩu giống cà phê Robusta Việt Nam trong tương lai. Hy vọng bài viết này của Review Đắk Lắk sẽ giải đáp một phần thắc mắc của bạn về hạt Robusta Việt Nam.